Thitruongtoday - Bản tin hàng ngày

6 cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình

Ngày nay, có rất nhiều căn bệnh xuất phát từ việc ăn thực phẩm bẩn hoặc ăn không đúng cách như tiêu chảy, nôn, đầy bụng, sốt hoặc co giật… nặng hơn thì ngộ độc thực phẩm hay ung thư. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên mâm cơm của gia đình, bạn có thể tham khảo một số bí quyết dưới đây:

1. Mua hàng

Đi chợ để mua thực phẩm chuẩn bị bữa ăn gần như là công việc hằng ngày của các bà nội trợ. Vậy làm thế nào để đảm bảo an toàn nhất?

6 cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình 1

Muốn đảm bảo an toàn thực phẩm trước tiên phải chọn thực phẩm tốt

  • Thứ nhất, nên mua các thực phẩm thịt tươi sống (lợn, bò, cá, gà, hải sản…) và ưu tiên xử lý trước. Đối với thực phẩm đồ hộp nên chọn loại không bị bẹp méo, phồng, hở..và còn hạn sử dụng nhằm giữ thực phẩm luôn tươi, tránh bị ươn và nhiễm khuẩn.
  • Thứ hai, các thực phẩm tươi sống, thịt gia cầm nên trong các túi riêng biệt và không để chung với các thực phẩm khác (đặc biệt là các thức ăn sẵn, hoa quả). Vì khi ăn hoa quả, các vi khuẩn từ thực phẩm tươi sống bám vào chưa được tiêu diệt dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy,…
  • Thứ ba, hạn chế sử dụng các túi nilon để đựng thực phẩm thịt tươi sống.

2. Bảo quản

Đây cũng là một vấn đề cần được chú ý để đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình bạn. Theo đó:

  • Thứ nhất, sau khi mua thực phẩm về, đối với thực phẩm tươi sống, thịt gia cầm nếu chưa chế biến nên làm lạnh hoặc cấp đông ngay, còn đối với các thực phẩm đồ hộp nên đặt nơi khô, mát, sạch sẽ tránh để nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Thứ hai, đối với thịt, cá, hải sản bảo quản trong tủ lạnh nên cho vào các túi nilon/hộp kín tránh để nước nhỏ vào các thực phẩm khác.

6 cách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho gia đình 2

Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh nên cho vào các túi nilon/hộp kín

3. Chế biến

Có thể nói đây là giai đoạn quan trọng nhất đưa gia đình bạn từ mâm cơm đến bệnh viện một cách nhanh chóng. Vì vậy, hãy thực hiện tốt những việc làm sau:

  • Thứ nhất, rửa tay trước và sau khi chế biến thực phẩm.
  • Thứ hai, không để nước thực phẩm tươi sống nhỏ/rơi vào thực phẩm đã chín hoặc ăn liền như: hoa quả, nước chấm,…
  • Thứ ba, dọn rửa nhà bếp, công cụ và nơi chế biến sạch sẽ ngay sau khi dùng xong. Tốt hơn hết là chế biến thực phẩm cần cao ráo sạch sẽ.

4. Nấu

Để đảm bảo có một bữa ăn ngon, lành, bổ,… hãy thực hiện đúng như các yêu cầu đây:

  • Thứ nhất, nấu thật kỹ thực phẩm để đảm bảo vi khuẩn gây bệnh bị tiêu diệt hết.
  • Thứ hai, đối với thịt, cá,… không nên nấu tái và không để thịt còn đỏ ở bên trong.
  • Thứ ba, tuyệt đối nấu xong không để nồi thức ăn trên bếp.

5. Bày mâm

Dưới đây là một số nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi bày mâm:

  • Thứ nhất, luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi bày mâm hoặc trước khi ăn.
  • Thứ hai, bày thức ăn trong các dụng cụ sạch và để nơi cao ráo sạch sẽ, tránh bụi, chó mèo…
  • Thứ ba, tuyệt đối không để chung thức ăn/thực phẩm sống và chín và không để đồ ăn ở nhiệt độ thường quá 2 giờ.

6. Xử lý thức ăn thừa

Sau khi dùng bữa xong, nếu thức ăn còn dư thừa và muốn bảo quản để sử dụng tiếp chúng ta nên thực hiện như sau:

  • Thứ nhất, sử dụng các dụng cụ bát đĩa.. sạch để đựng thức ăn còn dư. Nếu bảo quản trong tủ lạnh thì chia thức ăn thừa thành từng phần nhỏ và cho vào các hộp đựng thực phẩm.
  • Thứ hai, trước khi ăn phải đun nóng lại thức ăn ở nhiệt độ trên 80°C. Đối với thực phẩm dạng nước như súp, nước sốt hay canh,… thì phải đun sôi.

Xem 6 cách nói trên, gia đình của bạn đã thực sự đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm chưa? Nếu chưa thì ngay hôm nay hãy bắt đầu áp dụng ngay những bí quyết này để bảo vệ sức khỏe của chính mình và gia đình nhé.

Xem thêm: